Dự toán xây nhà trọn gói là điều quan tâm hàng đầu của nhiều người chuẩn bị xây nhà. Có phải bạn đang đối diện với quyết định quan trọng trong việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Yếu tố then chốt cần xem xét là lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp.
Trong bối cảnh hiện nay, danh mục vật liệu xây nhà trọn gói đã trở thành xu hướng quan trọng, mang lại sự tiện lợi và đồng đều trong quá trình thi công. Danh mục vật liệu xây nhà trọn gói không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến chất lượng và tiến độ thi công. Việc sử dụng gói vật liệu này đảm bảo rằng tất cả các vật liệu cần thiết được cung cấp đầy đủ và đúng chất lượng, giúp công trình đạt được sự đồng đều và bền vững theo thời gian.
1. Dự Toán Xây Nhà Trọn Gói Là Gì?
Dự toán xây nhà trọn gói” là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, liên quan đến việc xác định toàn bộ chi phí cho các công đoạn từ thiết kế, thi công, quản lý cho đến hoàn thiện và bàn giao công trình. Chủ đầu tư sẽ thanh toán một khoản chi phí duy nhất, và nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ quá trình xây dựng theo đúng hợp đồng đã ký kết.
2. Lợi ích khi lập bảng dự toán xây nhà trọn gói
2.1. Kiểm soát chi phí hiệu quả
Dự toán chi phí xây dựng sẽ giúp bạn biết trước các khoản cần phải chi từ đó lên kế hoạch cho việc xây dựng, chuẩn bị tài chính, tránh các trường hợp thâm hụt ngân sách. Việc kiểm soát chặt chẽ các chi phí giúp bạn tránh được tình trạng lãng phí không cần thiết.
2.2. Sự minh bạch của nhà thầu
Các hạng mục chi phí đều được kê khai rõ ràng, minh bạch nhờ vậy chủ đầu tư có thể đẽ dàng kiểm tra sự hợp lý và chính xác của từng khoản chi. Điều này giúp tránh được tình trạng bị đội giá chi phí vô lý hay những phát sinh không đáng có.
2.3. Cung ứng vật tư đầy đủ
Bảng dự toán xây dựng nhà ở sẽ thể hiện từng giai đoạn tương ứng các hạng mục vật tư cần cung ứng. Nhà thầu dựa vào bản dự toán này để chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị thi công từ đó đảm bảo quá trình cung ứng vật tư kịp thời. Chủ đầu tư cũng dễ dàng theo dõi tiến độ, kiểm soát quá trình cung ứng vật tư của nhà cung cấp, hạn chế các trường hợp kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
2.4. Đảm bảo quá trình xây dựng không gián đoạn
Dự toán xây dựng còn được xem như cơ sở thống nhất các hạng mục công việc giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Đảm bảo quá trình xây dựng đúng, đủ và không phát sinh. Trong trường hợp thay đổi vật tư, cách thức thi công chủ nhà cũng dễ dàng thay đổi đúng hạng mục đó trong bảng dự toán.
3. Tính toán chi phí xây dựng nhà ở
Trên thị trường hiện nay có 2 cách tính chi phí xây dựng nhà ở đó là. Tính theo m2 sàn xây dựng nhân với đơn giá xây nhà và tính theo dự toán chi tiết.
Tính Toán theo m2 sàn xây dựng
Để tính toán chi phí xây dựng nhà ở, chúng ta cần xác định quy mô công trình cụ thể. Ví dụ như nhà hiện đại 2 tầng diện tích 100m2.
Cách tính chi phí phổ biến là lấy diện tích sàn nhân với đơn giá xây dựng. Đây là cách mà các nhà thầu xây dựng, công ty xây dựng thường dùng để báo giá xây dựng công trình cho chủ đầu tư.
Cụ thể:
Tính diện tích sàn nhà:
- Móng: 100 x 40% = 40 m2
- Tầng trệt: 100 x 100% = 100 m2
- Lầu 1: 100 x 100% = 100 m2
- Tầng tum: 30 x 100% = 30 m2
- Mái BTCT: 30 x 100% = 30 m2
- Sân thượng: 70 x 70% = 49 m2 => Tổng diện tích xây dựng: 349 m2
Chi phí xây nhà hiện đại 2 tầng diện tích 100m2:
- Đơn giá xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện: 3.600.000 đ/m2
- Đơn giá xây nhà trọn gói: từ 5.600.000 đ/m2 đến 6.300.000 đ/m2 (tùy thuộc vào mức độ đầu tư của chủ nhà)
Vậy:
- Chi phí xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện: 349 x 3.600.000 = 1.256.400.000 đ
- Chi phí xây dựng trọn gói: 349 x 5.600.000 = 1.954.400.000 đ
Lưu ý: Chi phí trên thực tế có thể thay đổi tùy vào từng công trình thực tế và thời điểm, vị trí thi công.
Tính toán theo dự toán chi tiết
Việc tính dự toán xây nhà trọn gói theo đơn giá chi tiết đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn về xây dựng. Có kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nhà ở thì bạn mới có thể tính toán và kiểm tra việc tính toán theo cách này.
Sau đây là mẫu bảng dự toán xây nhà trọn gói theo đơn giá chi tiết.
4. Các hạng mục trong bảng dự toán xây nhà trọn gói
4.1. Bảng dự toán hạng mục phần thô
Ở mẫu bảng dự toán này, chúng ta sẽ đi vào lập dự toán phần thô và chi phí nhân công hoàn thiện, cộng thêm với một số vật dụng nội thất thiết yếu từ phần móng nhà, công trình ngầm đến mái
Các hạng mục cần tính toán bao gồm:
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho phần móng.
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho trát vữa xi măng.
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho bê tông cốt thép.
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho tường vật liệu phụ.
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho trần, sàn, cột, dầm.
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho chi phí vệ sinh dọn dẹp.
Việc bóc tách khối lượng công trình cần người có kinh nghiệm để có thể đưa ra bảng dự toán xây dựng một cách chính xác nhất.
4.2. Bảng dự toán hạng mục hoàn thiện và nội thất
Dưới đây là bảng mẫu dự toán hạng mục hoàn thiện và thiết bị nội thất cơ bản, bạn có thể tham khảo chi tiết các hạng mục cần chuẩn bị.
4.3. Lập dự toán phần cấp nước
Việc lập dự toán xây dựng nhà ở một cách tỉ mỉ, cẩn thận và kỹ càng giúp bạn nắm được tổng quát các hạng mục thi công và chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí xây nhà, giúp tiết kiệm chi phí xây nhà.
Các hạng mục cần tính toán bao gồm:
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho ống cấp nước.
- Tính toán khối lượng và đơn giá cho rắc co, măng sông và các nút bịt.
4.4. Bảng dự toán thiết kế phần điện
Việc lập dự toán xây dựng phần điện một cách chi tiết sẽ giúp bảng dự toán của bạn chi tiết, đầy đủ và chính xác hơn.
Các hạng mục cần dự tính:
- Dự tính khối lượng và đơn giá cho phần đèn ốp, đèn led, thả trần và quạt trong nhà.
- Dự tính khối lượng và đơn giá cho công tắc, ổ cắm.
- Dự tính khối lượng và đơn giá cho Aptomat, hộp đấu dây, cáp.
- Dự tính khối lượng và đơn giá cho quạt, công tơ điện, dàn nóng lạnh, bảng điện.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán xây nhà trọn gói
5.1. Diện tích xây dựng
Nhà có diện tích lớn thì tổng chi phí xây nhà sẽ nhiều hơn so với những ngôi nhà có diện tích trung bình
5.2. Thiết kế kiến trúc
Kiến trúc, kết cấu quyết định tính thẩm mỹ, độ an toàn và bền vững của mọi công trình xây dựng. Do đó đây là một phần không kém phần quan trọng và không thể bỏ qua. Những căn nhà theo lối tân cổ điển thường sẽ có chi phí cao hơn nhà hiện đại bởi nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ hơn.
5.3. Thi công phần thô và hoàn thiện
Là một phần không thể thiếu trong quá trình xây nhà, chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện chiếm một phần không nhỏ trong bảng dự toán chi phí xây dựng.
5.4. Thi công nội thất
Nội thất là một phần không thể thiếu để có một ngôi nhà hoàn chỉnh và được dự toán dựa trên bản vẽ thiết kế nội thất. Chủ nhà có thể linh hoạt chọn lựa các sản phẩm nội thất theo nhu cầu và khả năng tài chính. Phong cách nội thất nên thiết kế đồng bộ với kiến trúc ngoại thất của căn nhà để tạo vẻ đẹp đồng bộ và hoàn hảo.
Kết luận
Việc lập bảng dự toán xây dựng nhà ở chi tiết, chuẩn xác là vô cùng quan trọng để giúp gia chủ kiểm soát tốt chi phí và tiến độ xây dựng, tránh được những rủi ro không đáng có. Hi vọng bài viết trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích cho bạn khi lên kế hoạch xây dựng ngôi nhà của mình.
Bạn cần biết thêm thông tin về xây nhà, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi xây, sửa nhà của bạn như xây chính ngôi nhà của mình.
Thông tin liên hệ: Địa chỉ VPGD: Số 9 Lô B, Trường Sơn, P.15, Q.10, Tp.HCM
Hotline/ Zalo: 0919585786 Ks.Văn – Công ty Xây Dựng Vana chuyên xây dựng nhà trọn gói uy tín
Email: Xaydungvana@gmail.com
Facebook: Thiết Kế Xây Dựng Vana – Công Ty Xây Dựng Uy Tín